I LOVE INNOVATION

I AM

image
Hello,

I'm Khang Tudo

With over 10-year-experience in platform industry for various fields such as e-logistics, fin-tech and customer database platform startup, I'm rather good at business development, project management, business planning, B2B negotiation, teamwork and willing working overtime with highly passion, always creative with "crazy" realistic ideas. In my belief, I'm multipotentialite person who is rapid learning, ideas synthesis and adaptability.

From my point of view, if you couldn't find the job you love, try to love the job you are doing, then going with warm heart and cool head. The one, who stop learning new things, will be falling behind. Therefore, I choose to work hard in silence then let the success make the noise. Although nobody is perfect, nothing is impossible, so be "nobody" and doing "nothing" to support your fast scale seems my mission.


Education
Heilbronn University of Applied Sciences

Master of Business Information Systems

Hochiminh City University of Transport

Bachelor of Transport Economics

Bui Thi Xuan High School

High school Graduation


Experience
Merchants Success Manager

Savyu - Super Coalition Rewards App

Operations and Projects Lead

Grab|Moca - Super App

Hochiminh City Head of Business Development

AhaMove - On-demand Logistics Platform


My Skills
Negotiation
Presentation
Data Driven
Leadership
Project Management
English

356333

Transactions Per Month

10879

Monthly Active Merchants

189

Projects Done

49

Talents Management

WHAT COULD I DO?

Product Owner

Analyze and prioritize features which should be deployed to guarantee highest product's effectiveness

Business Development

Digital sales, cold calling and directly presentation, build sales pipelines, processes and tactics to close deals

Growth Hacking

Customer centric spirit with deeply relationship to growth platform from zero to one with a strong community

Data Analytic

Data-driven mindset help me segment merchants into different groups to make exactly and timely decisions

Talents Management

Recruiting, training, coaching, leading and managing from 5 to 49 people team size to achieve ambitious goals

Merchant Experience

Collect issues and feedbacks to standardize customers service and to improve product's killer features

SOME OF WORKS

LOGISTICS 4 DUMMIES

LOGISTICS 4 DUMMIES

Synthesized by: PHAN MẠNH KHANG

Head of Movecrop 

Mar - 2020

 

I.             LOGISTICS LÀ GÌ?

Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm:

- quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập,

- quản lý đội tàu,

- kho bãi,

- nguyên vật liệu,

- thực hiện đơn hàng,

- thiết kế mạng lưới logistics,

- quản trị tồn kho,

- hoạch định cung/cầu,

- quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.

- Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng.

Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.

II.          Chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là sự tích hợp các quy trình cung ứng, sản xuất, phân phối và những yêu cầu, dự đoán, thu mua nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, xác định vị trí kho lưu trữ, hoàn thành đơn hàng và thậm chí cả dịch vụ vận tải, giao nhận… để phân phối hàng hóa, nguyên vật liệu từ khi bắt đầu thu mua, sản xuất cho đến tay người dùng cuối cùng.

Vai trò:

§  Nắm bắt, quản lý các hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất

§  Cải tiến hiệu quả hoạt động của tổ chức

§  Gia tăng thị phần

§  Đáp ứng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

§  Đáp ứng nhu cầu và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp

III.       Quản lý chuỗi cung ứng là gì? 

Quản lý chuỗi cung ứng là việc quản lý một MẠNG LƯỚI KẾT NỐI của các doanh nghiệp tham gia vào việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Nó đòi hỏi nhiều quy trình khác nhau, bao gồm: Lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu & quá trình xử lý hàng tồn kho & sản xuất & lưu trữ, vận chuyển hàng hoá hoàn chỉnh từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ…

 

 

1. Những liên kết khác nhau trong Chuỗi Cung Ứng

1.1 Khách hàng (Customer)

Bắt đầu của chuỗi cung ứng chính là khách hàng. Khách hàng sẽ quyết định việc mua 1 sản phẩm và liên hệ với bộ phận Bán Hàng của công ty. Đơn đặt hàng sẽ hoàn tất với các thông tin về: Sản phầm, số lượng và ngày giao hàng.

1.2 Lên kế hoạch (Planning)

Sau khi nhận đơn hàng, bộ phận Kế Hoạch sẽ đưa ra kế hoạch sản xuất để sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Vào giai đoạn này, bộ phận Kế Hoạch sẽ biết được những nguyên vật liệu cần thiết để đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

1.3 Thu mua (Purchasing)

Nếu như nguyên vật liệu được yêu cầu, bộ phận Thu Mua được thông báo và họ sẽ gửi đơn đặt hàng đến nhà cung cấp về việc giao 1 số lượng nguyện vật liệu nhất định vào ngày được yêu cầu.

1.4 Tồn kho (Inventory)

Khi nguyên vật liệu được giao bởi nhà cung cấp, chúng sẽ được kiểm tra về chất lượng và số lượng. Sau đó, sẽ được lưu trữ cho đến khi được yêu cầu bởi bộ phận Sản xuất.

1.5 Sản xuất (Production)

Nguyên vật liệu sẽ được di chuyển đến khu vực sản xuất, dựa trên kế hoạch sản xuất và bắt đầu tiến hàng sản xuất sản phẩm. Sản phẩm hoàn chỉnh sẽ được kiểm tra & di chuyển vào nhà kho. Thời gian lưu kho sẽ phụ thuộc vào ngày giao hàng từ phía khách hàng.

1.6 Vận chuyển (Transportation)

Khi sản phẩm hoàn chỉnh được lưu trữ trong kho, bộ phận giao hàng hoặc bộ phận vận chuyển sẽ quyết định khi nào sản phẩm rời nhà kho và được giao đến tay khách hàng.

 

 

 

 

 

 

2. Các cấp độ trong Chuỗi Cung Ứng

 

2.1 Chiến lược (Strategic)

– Ở cấp độ này, quản lý cấp cao sẽ quyết định kích thước và vị trí của các nhà máy, chiến lược hợp tác với các nhà cung cấp và các loại sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường.

2.2 Chiến thuật (Tactical)

Cấp Quản lý sẽ quyết định cách vận hành chuỗi cung ứng với mức chi phí thấp nhất. Tiêu biểu là: Tạo ra kế hoạch mua hàng với nhà cung cấp và làm việc với các công ty vận tải để đạt hiệu quả tối ưu về mặt chi phí khi vận chuyển hàng hóa.

2.3 Quá trình hoạt động (Operational)

Đây là cấp độ mà các quyết định về hoạt động hàng ngày có tầm ảnh hưởng xuyên suốt đến chuỗi cung ứng sẽ được đưa ra. Ví dụ như: Nhận đơn hàng và vận chuyển hàng hoá từ kho hàng

 

 

 

3. Công nghệ trong Quản lý chuỗi cung ứng

3.1 Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP-Enterprise Resource Planning)

Hệ thống này giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động của mình bằng việc: thống nhất dữ liệu của tất cả các bộ phận phòng ban trên 1 cơ sở dữ liệu chung nhất, giúp giảm thiểu thời gian và đảm bảo 1 luồng thông tin được sử dụng xuyên suốt cả doanh nghiệp.

3.2 Theo dõi và vận chuyển hàng hóa dựa trên ứng dụng tin học (Computerized Shipping & Tracking): 

Hệ thống này giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động của mình bằng việc: thống nhất dữ liệu của tất cả các bộ phận phòng ban trên 1 cơ sở dữ liệu chung nhất, giúp giảm thiểu thời gian và đảm bảo 1 luồng thông tin được sử dụng xuyên suốt cả doanh nghiệp.

 

3.3 Kỹ thuật nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến (RFID – Radio Frequency Identification):

Con chip RFID sẽ được gắn lên trên mỗi sản phẩm và cho phép doanh nghiệp dễ dàng theo dõi hàng tồn kho, kiểm soát tối đa và cải thiện tầm nhìn lên các sản phẩm của mình.
Việc này còn giúp loại trừ khả năng lỗi, đơn giản hoá chuỗi cung ứng và giảm chi phí vận hành.

 

 

 

IV.      Các thành phần của một chuỗi cung ứng cơ bản

Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp hay giữa các nhân tố với nhau để phối hợp cùng nhau thực hiện nhiều chức năng trong một chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp này chính là các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ… một trong những thành phần không thể thiếu trong một chuỗi cung ứng

Các thành phần của một chuỗi cung ứng cơ bản:

§  Nhà sản xuất

§  Nhà phân phối

§  Nhà bán lẻ

§  Khách hàng

§  Các nhà cung cấp dịch vụ

 

 

 

V.         Cấu trúc của một chuỗi cung ứng

Các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng không ngừng tìm cách nâng cao hiệu quả quản lý năm động năng trong chuỗi cung ứng. Mỗi một tổ chức cố gắng tối đa hóa năng suất hoạt động của những bộ phận này nhờ sự kết hợp giữa thuê ngoài, hợp tác kinh doanh và tham khảo ý kiến chuyên môn trong nội bộ doanh nghiệp. Ngày nay, nền kinh tế của chúng ta đang biến đổi từng ngày, một công ty bình thường sẽ tập trung vào các chức năng cốt lõi trong việc quảnh lý chuỗi cung ứng và thuê ngoài những khâu còn lại.

Do có sự khác nhau giữa những chiến lược kinh doanh khác nhau của từng doanh nghiệp, sự liên kết trong chuỗi cung ứng được chia ra làm hai loại:

1.  Liên kết theo chiều dọc

Là mối liên kết trong đó có một thành viên nắm giữ vai trò lãnh đạo và điều khiển các hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối

Ưu điểm:

§  Khắc phục được nhược điểm của kênh phân phối truyền thống

§  Làm tăng khả năng phối hợp hành động, năng lực cạnh tranh và đạt được hiệu quả cao do tận dụng được hiệu quả theo quy mô trong phân phối

§  Xóa bỏ các công việc bị trùng lặp và giảm thiểu các xung đột giữa các thành viên trong kênh phân phối

§  Tăng khả năng thu nhận thông tin phản hồi trực tiếp từ thị trường

Nhược điểm:

§  Việc điều hành sẽ rất khó khăn nếu các nhà quản trị không có trình độ cao và kinh nghiệm

§  Chi phí quản lý cao

2.  Liên kết theo chiều ngang

Một hiện tượng khác của các kênh phân phối là hai hay nhiều công ty sẵn sàng hợp lực lại để cùng nhau khai thác những khả năng marketing đang mở ra. Từng công ty riêng rẽ không có đủ vốn, tri thức kỹ thuật, năng lực sản xuất hay những nguồn tài nguyên marketing để hành động đơn độc, hoặc là sợ rủi ro, hoặc thấy việc hợp lực với một công ty khác sẽ có được những điều lợi không nhỏ cho mình. Các công ty có thể hợp tác có thời hạn hay lâu dài, và cũng có thể thành lập một công ty chung khác.

Ưu điểm:

§  Các công ty có thể kết hợp nguốn lực về tài chính, sản xuất và tiếp thị để bán hàng tốt hơn so với việc công ty đó một mình tiến hành hoạt động bán hàng

Vd: Trong các cửa hàng của Wal-Mart ta có thể thấy có các cửa hàng đồ ăn nhanh như Mc-Donalds. Sự liên kết này có thể cho phép Mc-Donalds có thể tận dụng được lượng khách hàng rất lớn của Wal-Mart đồng thời cũng tạo thuận lợi cho chính khách hàng của Wal-Mart.

§  Tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tận dụng hệ thống kênh phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro

§  Sự chuyên sâu không chỉ về nguồn lực mà còn ở sự thấu hiểu khách hàng mục tiêu

§  Tạo hiệu quả trong nhiều hoạt động khác như quảng cáo, nghiên cứu, phát triển

§  Nếu có sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong kênh phân phối thì sẽ tăng được tính cạnh tranh

Nhược điểm:

§  Tạo ra mâu thuẫn, các đại lý cung cấp cạnh tranh với nhau, chủ yếu là cạnh tranh về thị trường làm mất uy tín và hình ảnh của công ty do các đại lý cạnh tranh không lành mạnh

 

VI.      Các hoạt động trong chuỗi cung ứng:

 

1.  Hoạch định:

Quy trình này bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên qaun đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình còn lại.

Trong hoạch định chúng ta cần lưu ý đến ba hoạt động:

§  Dự báo lượng cầu: Xác định rõ lượng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để tỗ chúc sản xuất cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và tồn kho quá mức

§  Định giá sản phẩm: Giá cả là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và người tiêu dùng nói riêng, sản phẩm có mang tính cạnh tranh cao hay không tùy thuộc vào yếu tố này nên doanh nghiệp cần xem xét và quyết định giá cho phù hợp.

§  Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục địch quản lý mức độ quản lý mức độ và số lương hàng tồn kho của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là làm giảm chi phí cho vệc lưu kho xuống mức tối thiểu, loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng.

2.  Tìm kiếm nguồn hàng:

Mục đích của hoạt động này nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh hoặc điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình.

Trong việc tìm kiếm nguồn hàng, có 2 hoạt động chính cần lưu ý:

§  Thu mua

§  Bán chịu

3.  Sản xuất:

Có thể nói đây là hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nó là tinh hoa của hai công đoạn trước và là công đoạn “thật” giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cho họ

Hoạt động sản xuất gồm 3 hoạt động chính:

§  Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về đặc tính, tính chất (lý tính, hóa tính)… của sản phẩm đối vời nhu cầu cảu khách hàng

§  Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất sao cho phù hợp nhất để có thể đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng

§  Quản lý phương tiện

4.  Phân phối:

Sau khi trải qua các quá trình trên, cũng rất quan trọng, đó là quá trình phân phối sản phẩm, đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng.

Các họat động phân phối bao gồm:

§  Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, thời gian, địa điểm… mà khách hàng cần

§  Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng.

§  Quy trình trả hàng: Đối với những sản phẩm bị hư hỏng, công ty phải bố trí để chuyên chở những loại hàng đó về để tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu cần.

 

VII.   Các KPI chuỗi cung ứng

Khi đo lường hiệu quả và chi phí của chuỗi cung ứng của mình, bạn sẽ cần phải thiết lập và giám sát các KPI, cung cấp cái nhìn về các hoạt động chức năng chéo cũng như việc áp dụng chúng cho các thành phần chuỗi cung ứng riêng biệt. Các KPI sẽ trở cần thiết trong các hoạt động sau:

§  Order capture (Bắt đơn hàng).

§  Inventory management (Quản trị hàng tồn kho).

§  Purchasing and supplier management (Quản trị nhà cung ứng và hoạt động thu mua).

§  Production/manufacturing (Hoạt động sản xuất).

§  Warehousing (Hoạt động kho hàng).

§  Transportation (Hoạt động vận tải).

 

Các KPIs chức năng chéo có khả năng cung cấp những cái nhìn nhanh của các nhân tố hiệu suất cuối theo sau:

§  Perfect order (Đơn hàng chính xác: Mức độ chính xác mà các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng).

§  Inventory levels (Các mức độ tồn kho) .

§  Stock losses and/or damages (Hàng tồn kho mất và/ hoặc hư hỏng).

§  Gross profit (Lợi nhuận gộp).

§  Cost of goods sold (Giá vốn hàng bán).

§  Total logistics cost (Tổng chi phí về logistics).

Các KPI chức năng chéo phải xây dựng theo một cách mà có thể thấy được sự đóng góp của mỗi chức năng đối với hiệu suất tổng thể chuỗi cung ứng.

Một số KPI chuỗi cung ứng: (Source: Benchmarkingsuccess):

A. Supply Chain Management Output KPIs

1.  Procurement & Supplier Management KPIs

§  Number of suppliers managed / purchasing FTE

§  Supplier in full

§  Supplier on time

§  Supplier rejections

§  Average variable cost of placing order with supplier

§  Cost of purchasing as % of gross sales

§  Total procured spend as % total business costs

§  Account payable days

2.  Inventory Management & Forecasting

§  Number of SKUs / Line Items

§  Stock turn over - finished goods

§  Stock turn over - raw materials

§  Level of accuracy in Catalogue

§  Stock available at customers first request

§  Sales Forecasting Accuracy by SKU and volume

§  Inventory obsolescence

§  Inventory management cost as % of gross sales

§  Inventory holding costs (IHC) as % of gross sales

§  Interest charge for IHC

§  Inventory holding costs (IHC) as % of inventory value

§  Average inventory value

§  Raw material days (if relevant)

§  Work in progress days (if relevant)

§  Finished goods days

3.  Warehouse / DC KPIs

§  Number of order processed in DC per day / FTE

§  Time product availability for sales after receipted

§  Order picking accuracy rate

§  Service level - DIFOT (delivery in full on time)

§  Inventory items incorrectly located

§  Inventory items with incorrect stock balances

§  Warehouse shrinkage

§  Total warehouse time lost per person thru injury

§  How many times is product handled?

§  Picking productivity by pickers and all staff

§  Inventory accuracy rate at Item level

§  Average lead time in DC

§  Number of DC in network

§  DC / Warehousing cost as % of gross sales or GP

4.  Transport KPIs

§  Number of customers order despatched per day / FTE

§  How often are trucks fully loaded

§  Amount of backloading

§  On time deliveries

§  Total Cost as a % of gross sales or GP

5.  Customer Service KPIs

§  Number of customers order processed per day / FTE

§  Average lead time for all orders

§  Order entry accuracy

§  Delivered in full to customer - by case / unit

§  Delivered in full to customer - by line / SKU

§  Delivered in full to customer - by order

§  Delivered on time to customer

§  Time window that defines on time

§  In full - on 1st request or negotiated or std?

§  Percentage of customer claims

§  Product returns

§  Product Damage

§  Invoice accuracy

§  Customer Service Cost as a % of gross sales or GP

§  Accounts receivable days

§  Retrieval of signed PODs

§  Stock Outs

6.  Supply Chain KPIs

§  Total logistics cost as % of gross sales or GP

§  Cost / Order despatched

§  Cost / Line despatched

§  Cash Cycle

§  Logistics Cost / Customer

§  Cost as a % of COGS

§  Gross Profit

§  Cost as a % of Gross Profit

7.  Production KPI's

§  Production adherence to plan weekly

 

 

 

B. Supply Chain Management Input KPIs

1.  Company Profile

§  Sales

2.  Supply Chain Management

§  Existence of Business Plans

§  Deployment of Business Plans

§  Who reports to who in the Supply Chain

§  Existence of Service Level Agreements

§  Frequency of employee survey

§  Performance of MRPii process

§  Number of times product is handled

§  What Cross functional KPIs

§  Software used to support Supply Chain

§  Electronic commerce used in what activities

3.  Procurement and Supplier Management

§  Procurement Policy Document

§  Where does Procurement Mgr report

§  Strategic Supplier Base Analysis

§  Supplier Evaluation Program

§  Number of joint improvement programs

§  Rationalizing Supplier Base

§  Number of Sole Suppliers

§  Length of contacts with Suppliers

§  What KPIs to manage procurement

§  No. & Value of Purchase Orders

4.  Inventory Management

§  Inventory Policy document

§  Pareto analysis of Inventory

§  Customer and Product profitability

§  Stock turn performance standards

§  How often lead times reviewed

§  Who owns Finished Goods Inventory?

§  Who owns Sales Forecast?

5.  Distribution Centre / Warehouse Management

§  Frequency of stock taking

§  Random storage in DC

§  Barcodes and scanners used in DC

§  Picking documents printed in printing sequence

§  Batch Picking

§  Products ordered together stored together

§  Time slotting in DC

§  KPIs used to manage DC

6.  Transport Management

§  How many transport contractors used?

7.  Customer Service

§  Number of customers

§  Customer Service Policy Document

§  When is invoice created

§  Customer Research into Service Performance

§  Use customer research to develop SC strategies

§  Customer payment terms

§  Customer Service KPIs used

VIII.         Chỉ số LPI – Logistics performance index:

LPI là viết tắt của từ tiếng Anh “Logistics performance index”, có nghĩa là chỉ số năng lực quốc gia về Logistics, do Ngân hàng thế giới tiến hành nghiên cứu và công bố trong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh- ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”. Những quốc gia muốn cải thiện về ngành logistics cần phải sửa đổi và hiện đại hóa những viện quản lí biên giới, thay đổi những chính sách quy định về vận chuyển, và trong một số trường hợp, đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng thương mại có liên quan.

6 tiêu chí đánh giá LPI:

§  Cơ sở hạ tầng (infrastructure): Những cơ sở hạ tầng liên quan đến chất lượng thương mại và vận tải (cảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin)

§  Chuyến hàng quốc tế (shipments international): Mức độ dễ dàng khi thu xếp cho các chuyến hàng với giá cả cạnh tranh

§  Năng lực logistics (Competence Logistics): Năng lực và chất lượng của các dịch vụ logistics (vd: các nhà điều hành vận tải, môi giới hải quan)

§  Tracking & tracing: khả năng track & trace các lô hàng

§  Sự đúng lịch (Timeliness): sự đúng lịch của các lô hàng khi tới điểm đích

§  Hải quan (customs): hiệu quả của quá trình thông quan, chẳng hạn như tốc độ, tính đơn giản, và tính có thể dự liệu trước của các thủ tục.

IX.      1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL Là Gì?

  • 1PL: Logistics tự cấp, chủ hàng tự cung cấp dịch vụ logistics bằng chính cơ sở vật chất của mình.
  • 2PL: Logistics 1 phần, chủ hàng thuê 1 phần dịch vụ logistics.
  • 3PL: Logistics thuê ngoài, dịch vụ logistics được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ.
  • 4PL: Chuỗi logistics, dịch vụ logistics được cung cấp đầy đủ, một “chuỗi”
  • 5PL: E-logistics, Logistics trên nền thương mại điện tử

 

X.         Logistics Việt: 4 xu hướng, 5 thách thức và những lưu ý:

1.  Tiềm năng tăng trưởng của ngành vận tải và logistics

Ngành vận tải và logistics của Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng, tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải thế giới đến từ việc Chính phủ có nhiều chính sách tạo điều kiện cho ngành phát triển, cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, nhiều Hiệp định thương mại được ký kết, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử và ngành công nghiệp tự động hóa, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện.

Ngoài ra, ngành vận tải và logistics cũng có thêm nhiều cơ hội mở ra từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, khi nhiều công ty Trung Quốc chuyển nhà máy sang Việt Nam và Đông Nam Á. Theo đó, có tới gần 91% các doanh nghiệp trong khảo sát của Vietnam Report cho rằng mức tăng trưởng của ngành trong năm 2020 sẽ trên 10%, nhiều chuyên gia đưa ra nhận định mức tăng trưởng đạt 14% - 16%, theo chỉ số trung bình của những năm gần đây.

2.  4 xu thế phát triển chính:

2.1 Ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành vận tải và logistics

Với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, đã có nhiều ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động logistics. Hiện nay, các nước phát triển đang từng bước thực hiện E-Logistics, green logisitics, E-Documents... và ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, công nghệ Blockchain, trí tuệ nhân tạo hay robot vào thực hiện một số dịch vụ, như dịch vụ đóng hàng vào container hay dỡ hàng khỏi container, xếp dỡ hàng hóa trong kho, bãi...

Tuy hiện nay, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử, công nghệ định vị xe, email và internet cơ bản..., nhưng theo nhận định của gần 80% các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report thì trước xu hướng số hóa, các doanh nghiệp trong ngành vận tải và logistics Việt Nam sẽ dần thích ứng, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào hoạt động logistics, nhằm chuẩn hóa quy trình vận hành, tối ưu chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp, giám sát và tăng cường khả năng quản lý, đánh giá chất lượng dịch vụ, và gia tăng sự trung thành của khách hàng.

2.2 Xu hướng mua sắm trực tuyến mở cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải và logistics

Với tỷ lệ 70% dân số Việt Nam đang sử dụng Internet, truy cập bình quân mỗi người khoảng 28 giờ/tuần đã tạo điều kiện cho ngành thương mại điện tử phát triển mạnh. Năm 2018, theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Việt Nam, thị trường thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD, có mức tăng trưởng 30% so với 2017 và dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng cao trong nhiều năm tới, đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Thương mại điện tử phát triển kéo theo nhiều người tiêu dùng chuyển qua mua sắm trực tuyến và sự phát triển của mô hình kinh doanh mới cho các công ty dịch vụ chuyển phát với tần suất giao hàng nhỏ lẻ lớn và độ phủ của dịch vụ rộng khắp các tỉnh thành. Nhiều trang thương mại điện tử cũng đầu tư vào xây dựng nền tảng công nghệ và hệ thống logistics, mở rộng quy mô kho bãi, tăng điểm phân phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

2.3 Mua bán sáp nhập (M&A) tiếp tục sôi động với vận tải và logistics

Các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report đã đưa ra dự báo trong vòng 2-3 năm tới, làn sóng M&A vẫn tiếp tục sôi động trong lĩnh vực vận tải và logistics do áp lực cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và tác động của cuộc cách mạng 4.0.

Cùng với tiềm năng tăng trưởng cao của ngành vận tải và logistics Việt Nam và khả năng cạnh tranh kém của các doanh nghiệp trong nước, tạo cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường logistics Việt Nam thông qua hình thức M&A để tận dụng mạng lưới sẵn có, cùng nguồn khách hàng và kinh nghiệm vận hành nội địa. Trong năm 2019, đã có nhiều thương vụ M&A trị giá hàng triệu đô, như Tập đoàn Symphony International Holdings (Singapore) cổ phần của Công ty CP Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (ITL Corp) từ Singapore Post với giá 42,6 triệu USD, SSJ Consulting đã chi gần 40 triệu USD để mua 10% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của Gemadept.

Hoạt động M&A cũng tạo ra thách thức cho doanh nghiệp nước phải cải tiến và đổi mới để tối ưu doanh nghiệp của mình, nhưng cũng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác khi được học tập kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ, tối ưu hóa chi phí logistics của các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong nhiều châu lục.

2.4 Đầu tư vào kho, trung tâm logistics và chuỗi cung ứng lạnh

Với sự gia tăng mạnh của số lượng các doanh nghiệp thương mại điện tử, cùng với nhu cầu thuê mặt bằng lưu giữ, phân loại hàng hóa, hoàn tất đơn hàng…, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt xu thế, xây dựng và đầu tư hệ thống kho, trung tâm logistics với chức năng cung ứng dịch vụ vận tải, hoàn tất đơn hàng, phân phối… một cách chuyên nghiệp theo hướng hiện đại với chất lượng cao. Tính đến đầu năm 2019, trên toàn quốc có 6 trung tâm logistics lớn được khởi công xây dựng và đưa vào vận hành.

Trong thời gian gần đây, chuỗi cung ứng lạnh có sự tăng trưởng cao do tăng số lượng kho lạnh, tăng trưởng trong ngành thực phẩm chế biến và ngành dược phẩm, công nghệ. Theo công ty nghiên cứu thị trường Allied Market Research (2019), quy mô thị trường logistics chuỗi lạnh toàn cầu được đạt giá trị 159,9 tỷ USD trong năm 2018 và dự kiến sẽ đạt khoảng 590 tỷ USD vào năm 2026. Mặc dù thị trường chuỗi cung ứng lạnh nói chung và kho lạnh nói riêng tại Việt Nam bị đánh giá là nhỏ lẻ và manh mún, tuy nhiên thị trường đang mở rộng và được kỳ vọng có những bước phát triển mới trong năm 2020.

3.  Những chính sách cần thực hiện để nâng cao hiệu quả dịch vụ vận tải và logistics trong năm 2020

Kết quả khảo sát của Vietnam Report ghi nhận 5 thách thức lớn nhất của ngành vận tải và logistics Việt Nam hiện nay, bao gồm: (1) Cơ sở hạ tầng còn yếu kém; (2) Thiếu hụt nguồn lao động trong ngành vận tải và logistics được đào tạo chuyên sâu; (3) Thể chế, chính sách với ngành còn nhiều bất cập; (4) Thủ tục hành chính phức tạp; (5) Chi phí logistics cao.

Cơ sở hạ tầng là thách thức mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất với 81,82%. Hiện nay, cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông vận tải cũng như hạ tầng về công nghệ thông tin còn yếu kém, chưa đồng bộ dẫn đến dịch vụ vận tải đa phương thức gặp rất nhiều khó khăn, và chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước.Việc xây dựng các nguồn khu tập trung kho vận tại 3 miền đi kèm hệ thống kho bãi, cầu cảng, các đường giao thống chỉ mới bắt đầu tiến hành, còn chưa hoàn thiện, mới đáp ứng nhu cầu cho xuất nhập khẩu, hệ thống kho bãi chưa đáp ứng nhu cầu nội địa, đặc biệt nhu cầu E-Logistics.

Nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý, các chuyên viên logistics giỏi, hiểu biết luật pháp quốc tế, có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp trong nước, có tới 93 - 95% người lao động không được đào tạo chuyên ngành logistics, chủ yếu làm dịch vụ ở các chuỗi cung ứng nhỏ như giao nhận, kho bãi, xử lý vận đơn... Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lương dịch vụ cũng như tăng lợi nhuận của công ty, theo đó có 63,64% doanh nghiệp khảo sát lựa chọn thiết hụt nguồn nhân lực chất lượng là thách thức phát triển với ngành vận tải và logistics.

Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách đột phá để hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành vận tải và logistics phát triển, tuy nhiên vẫn có tới 54,55% doanh nghiệp đánh giá còn nhiều bất cập, chẳng hạn như chính sách về xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa còn khá chặt chẽ, gây nhiều khó khăn, Nghị định hướng dẫn chưa rõ ràng khiến cho các doanh nghiệp mới để làm quen được gặp nhiều lúng túng, điều đó làm chậm đi nhịp phát triển của ngành logistics.

4.  6 yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải và logistics


Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải và logistics, bao gồm cả những yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, tạo ra các tác động tích cực lẫn tiêu cực. Trong đó, hai yếu đó được đánh giá có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của doanh nghiệp đạt 4,09 điểm (tính theo thang điểm 5) là chất lượng nguồn nhân lực, khả năng quản trị doanh nghiệp và giá dầu trên thế giới bất ổn, tăng cao.

Sự hạn chế về quy mô doanh nghiệp, vốn, về kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động logistics quốc tế, điều này khiến cho chi phí dịch vụ của các doanh nghiệp vận tải và logistics của Việt Nam cao, chất lượng một số dịch vụ và tính chuyên nghiệp chưa đồng đều. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, việc phát triển các ứng dụng công nghệ vào ngành dịch vụ, doanh nghiệp nào tận dụng được xu thế, giải quyết được bài toán quản trị và nhân lực sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lượng cung cấp dịch vụ, năng suất lao động và giảm chi phí logistics.

Theo báo cáo Hiệp hội VATA, tháng 10/2018, giá nhiên liệu là nhân tố chính trong chi phí dịch vụ logistics, ảnh hưởng trực tiếp gia tăng chi phí logistics, chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 40% chi phí vận tải đường bộ, khi giá nhiên liệu sẽ tăng cao, theo đó sẽ làm gia tăng chi phí vận tải, ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngành.

Xếp thứ ba về mức độ ảnh hưởng là các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết với 3,82 điểm, tiếp theo đó là tình hình kinh tế vĩ mô chung và sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu đạt 3,73 điểm. Các doanh nghiệp kỳ vọng những Hiệp định thương mại được ký kết sẽ tác động tích cực tới nhu cầu cũng như chi phí logistics, kinh tế tăng trưởng ổn định đi kèm với đó là sự gia tăng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với các thị trường trong Hiệp định sẽ góp phần cải thiện doanh thu của ngành logistics.

5.  8 yếu tố cần cải thiện đối với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng ngành vận tải và logistics

Kết quả khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra những yếu tố cần cải thiện đối với doanh nghiệp vận tải và logistics, trong đó có 72,73% doanh nghiệp cho rằng cần ưu tiên nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nâng cao độ tin cậy (chiếm 63,63%), sự đúng hạn của các lo hàng khi tới điểm đích (45,45%), độ đáp ứng (45,45%), chính sách hỗ trợ khách hàng và xây dựng thương hiệu (36,36%) và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (18,18%).


6.  Khuyến nghị các giải pháp cho phát triển ngành vận tải và logistics Việt Nam

Các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành trong khảo sát của Vietnam Report đã đưa ra một số giải pháp khuyến nghị để phát triển ngành, trong đó ưu tiên vào ba khía cạnh: (1) Hoàn thiện chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động logistics, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hải quan, cắt giảm các khoản phí, lệ phí sử dụng hạ tầng; (2) Cải thiện cơ sở hạ tầng: giao thông, viễn thông và công nghệ thông tin; (3) Mở rộng đào tạo mạng lưới đào tạo nhân lực trong ngành logistics.

Nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, quy mô thị trường dịch vụ logistics ngày càng mở rộng đem đến nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh logistics, đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh logistics tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh doanh luôn có sự biến đổi, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng cao từ chỗ mong muốn về chất lượng, giá cả… đến mong muốn được đảm bảo và cam kết bởi thương hiệu, uy tín. Theo đó, các doanh nghiệp vận tải và logistics cần có giải pháp hiện đại hóa phương thức hoạt động, nâng cấp chất lượng dịch vụ, trình độ nhân lực, năng lực tài chính... Sự phát triển của doanh nghiệp sẽ góp phần tạo dựng và nâng cao uy tín thương hiệu, yếu tố được đánh giá như cầu nối giúp doanh nghiệp đến gần hơn với các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước.


 

7.  Top Công ty vận tải và logistics uy tín năm 2019

*Tài liệu học thuật có thể tham khảo về Logistics:

1.   Quản lý chuỗi cung ứng – Ths Nguyễn Kim Anh

2.   Logistics – Vũ Đinh Nghiêm Hùng

3.   E-logstics – Lục Thị Thu Hường

*Tài liệu thực tế có thể tham khảo về Logistics:

4.   E-Logistics Là Gì?

5.   Thực trạng E-Logistics – Dịch vụ hậu cần điện tử Việt Nam

6.   http://logistics.gov.vn/trang-chu/

7.   https://logistics4vn.com/

 


Start To Work With Alpha Wolf?

Contact Me
KHANG TUDO
Hochiminh City, Vietnam